Search the Site

Donate

Love Commandments in the Bible (Vietnamese)

Những điều răn về tình yêu thương trong Kinh Thánh bao gồm các hành động công chính và hành động làm ơn cho người khác để bày tỏ tình yêu Đức Chúa Trời của mình.


rachel-jacob-needlework

Những điều răn về tình yêu thương trong Kinh Thánh

Tác giả : Aída Besançon Spencer

Dịch sang tiếng Việt: Bùi Kim Thanh, Hội Thần Học Thánh Kinh Việt Nam

 

Sứ đồ Phao-Lô cho rằng tín đồ Cô-rinh-tô rất nhiệt tình với những ân tứ thuộc linh hào nhoáng như nói tiếng lạ đến nỗi họ đã bỏ lỡ tầm quan trọng lớn hơn là nền móng vững chắc cho tất cả các ân tứ: tình yêu thương. Đối với Phao-Lô, tình yêu của Đức Chúa Trời kết hợp với lẽ thật (1 Cô-rinh-tô 13:6)

Tất cả các điều răn về tình yêu thương trong Kinh Thánh có thể được tóm tắt trong câu trả lời của Chúa Giê-su với các thầy thông giáo khi họ chất vấn Ngài về điều răn lớn nhất: “Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Đức Chúa Trời ngươi. Đây là điều răn thứ nhất và lớn hơn hết. Và điều răn thứ hai chính là: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như yêu bản thân mình. Toàn luật pháp và lời tiên tri đều bởi hai điều răn đó mà ra” (Ma-thi-ơ 22:36–40).  Chúa Giê-su đang nhắc lại những năm sơ khai của dân Y-sơ-ra-ê, Ngài dùng Phục-truyền Luật-lệ Ký 6:5 và Lê-vi Ký 19:18 để nói về những điều răn ban đầu về tình yêu thương dành cho tha nhân bằng cách chăm sóc người nghèo và khách lạ, không trộm cắp, không nói dối, không lừa đảo lẩn nhau, không khinh rẽ người điếc, người mù, không áp bức kẻ làm thuê, không vu khống, giết chóc, căm ghét, trả thù, hay mang ác cảm với người khác (Lê-vi Ký 19:9–18); trái ngược với những điều răn này là sự không công chính. Vì dân Y-sơ-ra-ên từng là những người khách lạ và đã từng bị áp bức khi còn ở Ai-cập, cho nên họ phải biết yêu người lân cận như chính bản thân mình (Lê-vi Ký 19:9–18). Làm điều công chính và không áp bức người lân cận là thực hành tình yêu thương cho họ.

Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên là độc nhất và do đó phải được thờ kính cách đặc biệt. Một khía cạnh của sự độc nhất này, so với các vị thần Cận Đông cổ đại, là Đức Chúa Trời có khả năng yêu thương (Phục-truyền Luật-lệ Ký 5:8–10). Kinh thánh Hê-bơ-rơ sử dụng hai từ chính cho “tình yêu thương.”  Loài người được khích lệ để “kính yêu” (‘ahav, động từ; ‘ahavah, danh từ) Đức Chúa Trời vì Đức Chúa Trời bày tỏ “tình yêu thương” (hesed) với loài người (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:6, Phục-truyền Luật-lệ Ký 5:10). Hesed là một từ ngữ mạnh mẽ hơn ‘ahavah’ đễ diễn tả “tình yêu thương.” Hesed có thể dẫn đến việc cứu một mạng sống và đòi hỏi những hành động vị tha và tốt lành, chẳng hạn như các thiên sứ cứu Lót và gia đình ông khỏi sự hủy diệt (Sáng-thế Ký 19:9-19). Hesed bao gồm tình yêu hy sinh của Sa-ra, để giữ gìn mạng sống của Áp-ra-ham (Sáng-thế Ký 20:11–13).  Từ Ahavah cũng có thể bao gồm tình yêu hy sinh, chẳng hạn như tình yêu của Gia-cốp, dành cho Ra-chên (Sáng-thế Ký 29:18–20, Sáng-thế Ký 29:30). Nhưng ahavah cũng có thể dẫn đến hành động hủy hoại, như chuyện của Am-nôn sỉ-nhục Ta-ma, (II Sa-mu-ên 13:1, II Sa-mu-ên 13:4, II Sa-mu-ên 13:14).

Tình yêu thương là một phần quan trọng trong giao ước của Đức Chúa Trời với dân Y-sơ-ra-ên; tình yêu thương là một phản ứng của con người để đối lại với lòng thương xót và tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Khi Môi-se đi xuống từ Núi Si-nai lần thứ hai với những bảng đá khắc các điều răn, ông tóm tắt những gì Đức Chúa Trời đòi hỏi từ dân Y-sơ-ra-ên: họ phải 1) kính sợ Chúa, 2) đi theo đường lối của Ngài, 3) yêu mến Ngài, 4) phục sự Ngài, và 5) gìn giữ các điều-răn cũng như luật-lệ của Ngài (Phục truyền luật lệ ký 10:12–13). Những tóm tắt này của Môi-se đều lặp đi lặp lại mệnh lệnh phải yêu kính Chúa (Phục truyền Luật-lệ Ký 11:1-22, Phục-truyền Luật lệ Ký 19:9, Phục-truyền Luật-lệ Ký 30:16-20, Giô -Suê 22:5). Tình yêu thương gắn bó chặc chẻ với việc vâng lời Đức Chúa Trời .

Chúa Giê-su tiếp tục nhấn mạnh giao ước cũ về tình yêu của Đức Chúa Trời, giao ước đó bao gồm sự vâng phục: “Nếu các ngươi yêu mến ta, thì gìn giữ các điều răn của ta” (Giăng 14:15–24). Chúa Giê-su ban cho các môn đồ của mình một điều răn “mới,” “các người phải yêu thương nhau.” Làm thế nào để “yêu thương nhau” được gọi là “mới,” trong khi trước đó, tình yêu đã là một chủ đề chính của giao ước cũ? Chúa Giê-su nói rõ (sau khi vừa rửa chân cho môn đồ của mình): “Như ta đã yêu các con thể nào, thì các con cũng hãy yêu thương nhau thể ấy. Ấy là tại đều đó, mọi người sẽ biết rằng các con là môn đồ của ta, nếu các con yêu thương lẩn nhau” (Giăng 13:34–35). Sự hy sinh của Chúa Giê-su định nghĩa ý nghĩa của tình yêu. Chúa Giê-su đã hy sinh mạng sống của Ngài vì chúng ta (1 Giăng 3:16; Ê-phê-sô 5: 2). Điều răn mới của Chúa là yêu như Chúa Giê-su yêu (và như Đức Chúa Trời đã yêu dân Y-sơ-ra-ên, với hesed). Tình yêu như vậy là một dấu hiệu cho những người khác về giao ước của Đức Chúa Trời.

  • Aída Besançon Spencer

    Aída Besançon Spencer is professor of New Testament at Gordon-Conwell Theological Seminary in South Hamilton, Massachusetts. Her research focuses on Paul’s letters, Luke-Acts, and women in ministry. Her writings include 1 Timothy, New Covenant Commentary Series (Cascade, 2013), Titus & 2 Timothy, NCCS (Cascade, 2014), Daily Bible Commentary: 2 Corinthians (Hendrickson, 2001), and Beyond the Curse: Women Called to Ministry (Baker, 1985).